Hứa thưởng nhưng không thưởng U23 Việt Nam có bị xem là phạm luật
U23 Việt Nam hoàn toàn có quyền khởi kiện, đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu cải chính hoặc tính lãi suất cho số tiền hứa thưởng chậm thanh toán”, luật sư Nguyễn Sơn Tùng nói về trường hợp các tổ chức, cá nhân không thực hiện cam kết kết hứa thưởng cho đội tuyển vừa qua.
Xem thêm U23 Việt Nam: https://goo.gl/3DwzYo
Theo đó, nếu như các khoản tiền thưởng nào danh cho U23 “có nguồn gốc” không phải là tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các hội, tổ chức thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với quy định quy định của pháp luật hay khoản tiền thưởng nào mà không kèm theo danh hiệu thi đua, danh hiệu Nhà nước khen tặng kèm theo các hình thức khen thưởng thì đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Sau khi U23 Việt Nam vào chơi trận chung kết U23 Châu Á 2018, nhiều đơn vị, cá nhân, tổ chức đã hứa thưởng cho đội tuyển với tổng mức thưởng trên 20 tỷ đồng. Để hiểu rõ hơn về việc hứa thưởng U23 Việt Nam, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Sơn Tùng, Chủ tịch kiêm Luật sư Điều hành của Legal United Law.
Thưa Luật sư, với việc đội bóng đá U23 Việt Nam đạt thành tích vào chơi chung kết giải U23 Châu Á 2018, đã có rất nhiều các đơn vị, cá nhân thưởng cho thành tích của đội, vậy thưởng trong trường hợp này xét dưới góc độ pháp lý là như thế nào?
Luật sư Nguyễn Sơn Tùng: Theo các thông tin tôi nắm được trên báo chí thì cho tới thời điểm hiện nay đã có hơn 20 tỷ đồng là tiền hứa thưởng đã được công bố công khai dành cho đội tuyển U23 Việt Nam.
Ở đây, dưới góc nhìn pháp lý, cần được hiểu các khoản thưởng này là hứa thưởng theo quy định tại Điều 570 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 thay vì là được hiểu là tiền thưởng theo quy định của luật Lao động.
Hứa thưởng, về bản chất là sự tuyên bố mang tính ý chí đơn phương từ một phía. Về hình thức, hứa thưởng có thể được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hay thể hiện trong các phát ngôn, tuyên bố chính.
Tuy nhiên, dù hình thức thể hiện như thế nào thì hứa thưởng phải đáp ứng các yêu cầu như công khai và công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, công việc này không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Vậy pháp luật quy định về trả thưởng sẽ như thế nào, nhất là trả thưởng cho toàn bộ các thành viên trong đội U23, và liệu có chia đều phần thưởng hay không thưa ông?
Về trả thưởng, nên phân biệt ra các trường hợp. Ví như người hứa thưởng (nên hiểu người hứa thưởng là tổ chức, cơ quan, pháp nhân hoặc cá nhân) khi thực hiện hứa thưởng cho một cầu thủ cụ thể, ví như hứa thưởng riêng cho thủ môn Bùi Tiến Dũng (hứa thưởng do một người thực hiện) thì khoản hứa thưởng này sẽ thuộc về riêng cá nhân này và thủ môn Bùi Tiến Dũng trong trường hợp này sẽ là người nhận thưởng.
Tuy nhiên, khi có nhiều hơn một người thực hiện, trong trường hợp này là toàn bộ đội U23 Việt Nam và công việc họ thực hiện không mang tính độc lập với nhau mà thực tế là tất cả cùng cộng tác để thực hiện và do công việc hứa thưởng được thực hiện vào cùng thời điểm nên về luật thì phần thưởng sẽ được chia đều cho tất cả các thành viên trong đội U23 Việt Nam.
Ở đây, nên hiểu là nếu hứa thưởng dành cho đội U23 Việt Nam thì phải là toàn đội tham dự kỳ chung kết giải U23 Châu Á 2018, nghĩa là có cả các cầu thủ lẫn thành viên ban huấn luyện và các cá nhân khác nằm trong trong thành phần đội tuyển U23.
Về thời điểm trả thưởng cho đội U23, có khi nào đã hứa thưởng nhưng lại vài năm sau mới bắt đầu trả thưởng hay không thưa luật sư?
Thời điểm trả thưởng thông thường thì phải sau khi công việc hoàn thành, ví như sau khi đội U23 Việt Nam đã thắng trận tứ kết, bán kết hay trận chung kết. Để xác định thời điểm trả thưởng chính xác chúng ta sẽ căn cứ vào nội dung được thể hiện trong văn bản hay trong các phát ngôn, tuyên bố về hứa thưởng.
Ví như với tuyên bố sẽ thưởng ngay, thưởng nóng nếu U 23 Việt Nam được lọt vào chung kết thì sẽ được hiểu là phần thưởng sẽ được thực ngay sau khi công việc đã hoàn thành, nghĩa là đội U23 đã đá thắng trận bán kết).
Với những tuyên bố về hứa thưởng mà không có thời hạn trao thưởng cụ thể, thì có thể có trường hợp vài năm sau người hứa thưởng mới thực hiện nghĩa vụ trao thưởng cũng là chuyện bình thường.
Có trường hợp nào, khi người hứa thưởng đã hứa thưởng rồi lại rút lại tuyên bố hứa thưởng hay không, việc này luật quy định như thế nào thưa luật sư?
Điều 571 của Bộ Luật Dân sự có quy định về quyền của người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng, nhưng quyền này chỉ được thực hiện khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc (nếu không có thỏa thuận khác). Với Đội U23 Việt Nam tại giải U23 Châu Á 2018 lần này, thông thường các lời hứa thưởng liên quan đến thành tích của đội, ví như là được vào chung kết, và phải hiểu là từ khi đội U23 tham gia trận đấu đầu tiên thì coi như đã bắt đầu thực hiện công việc của mình nên người hứa thưởng muốn rút lại lời tuyên bố hứa thưởng sẽ không được phép.
Hứa thưởng và trả thưởng là quan hệ dân sự, và có thể vì nhiều lý do khác nhau mà người hứa thưởng không thực hiện hay vi phạm các trách nhiệm của mình. Với trường hợp vi phạm mà anh đặt ra, theo đó đội U23 Việt Nam hoàn toàn có quyền khởi kiện, đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu cải chính hoặc tính lãi xuất cho số tiền hứa thưởng chậm thanh toán.
Thực tế, trong các vụ việc khác mà tôi đã từng có kinh nghiệm, vì để đánh bóng tên tuổi, thương hiệu hay hình ảnh mà có nhiều người đã “hứa” rồi sau lại không chịu “thưởng” nên có phát sinh các tranh chấp. Hy vọng, với những tên tuổi lớn đã thực hiện cam kết hứa thưởng cho thành tích của U23 Việt Nam lần này nên họ sẽ giữ và thực hiện đúng lời cam kết hứa thưởng.
Theo quy định của Luật thuế Thu nhập Cá nhân, Nghị định Nghị Định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ hay Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì “các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán” mà không thuộc các khoản loại trừ thì đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
U23 Việt Nam làm nức lòng người hâm mộ. |
Thưa Luật sư, với việc đội bóng đá U23 Việt Nam đạt thành tích vào chơi chung kết giải U23 Châu Á 2018, đã có rất nhiều các đơn vị, cá nhân thưởng cho thành tích của đội, vậy thưởng trong trường hợp này xét dưới góc độ pháp lý là như thế nào?
Luật sư Nguyễn Sơn Tùng: Theo các thông tin tôi nắm được trên báo chí thì cho tới thời điểm hiện nay đã có hơn 20 tỷ đồng là tiền hứa thưởng đã được công bố công khai dành cho đội tuyển U23 Việt Nam.
Ở đây, dưới góc nhìn pháp lý, cần được hiểu các khoản thưởng này là hứa thưởng theo quy định tại Điều 570 của Bộ Luật Dân sự năm 2015 thay vì là được hiểu là tiền thưởng theo quy định của luật Lao động.
Khi hiểu là hứa thưởng vậy chữ “hứa” nên hiểu như thế nào?
Hứa thưởng, về bản chất là sự tuyên bố mang tính ý chí đơn phương từ một phía. Về hình thức, hứa thưởng có thể được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hay thể hiện trong các phát ngôn, tuyên bố chính.
Tuy nhiên, dù hình thức thể hiện như thế nào thì hứa thưởng phải đáp ứng các yêu cầu như công khai và công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, công việc này không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Vậy pháp luật quy định về trả thưởng sẽ như thế nào, nhất là trả thưởng cho toàn bộ các thành viên trong đội U23, và liệu có chia đều phần thưởng hay không thưa ông?
Về trả thưởng, nên phân biệt ra các trường hợp. Ví như người hứa thưởng (nên hiểu người hứa thưởng là tổ chức, cơ quan, pháp nhân hoặc cá nhân) khi thực hiện hứa thưởng cho một cầu thủ cụ thể, ví như hứa thưởng riêng cho thủ môn Bùi Tiến Dũng (hứa thưởng do một người thực hiện) thì khoản hứa thưởng này sẽ thuộc về riêng cá nhân này và thủ môn Bùi Tiến Dũng trong trường hợp này sẽ là người nhận thưởng.
Tuy nhiên, khi có nhiều hơn một người thực hiện, trong trường hợp này là toàn bộ đội U23 Việt Nam và công việc họ thực hiện không mang tính độc lập với nhau mà thực tế là tất cả cùng cộng tác để thực hiện và do công việc hứa thưởng được thực hiện vào cùng thời điểm nên về luật thì phần thưởng sẽ được chia đều cho tất cả các thành viên trong đội U23 Việt Nam.
Ở đây, nên hiểu là nếu hứa thưởng dành cho đội U23 Việt Nam thì phải là toàn đội tham dự kỳ chung kết giải U23 Châu Á 2018, nghĩa là có cả các cầu thủ lẫn thành viên ban huấn luyện và các cá nhân khác nằm trong trong thành phần đội tuyển U23.
Luật sư Nguyễn Sơn Tùng. |
Thời điểm trả thưởng thông thường thì phải sau khi công việc hoàn thành, ví như sau khi đội U23 Việt Nam đã thắng trận tứ kết, bán kết hay trận chung kết. Để xác định thời điểm trả thưởng chính xác chúng ta sẽ căn cứ vào nội dung được thể hiện trong văn bản hay trong các phát ngôn, tuyên bố về hứa thưởng.
Ví như với tuyên bố sẽ thưởng ngay, thưởng nóng nếu U 23 Việt Nam được lọt vào chung kết thì sẽ được hiểu là phần thưởng sẽ được thực ngay sau khi công việc đã hoàn thành, nghĩa là đội U23 đã đá thắng trận bán kết).
Với những tuyên bố về hứa thưởng mà không có thời hạn trao thưởng cụ thể, thì có thể có trường hợp vài năm sau người hứa thưởng mới thực hiện nghĩa vụ trao thưởng cũng là chuyện bình thường.
Có trường hợp nào, khi người hứa thưởng đã hứa thưởng rồi lại rút lại tuyên bố hứa thưởng hay không, việc này luật quy định như thế nào thưa luật sư?
Điều 571 của Bộ Luật Dân sự có quy định về quyền của người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng, nhưng quyền này chỉ được thực hiện khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc (nếu không có thỏa thuận khác). Với Đội U23 Việt Nam tại giải U23 Châu Á 2018 lần này, thông thường các lời hứa thưởng liên quan đến thành tích của đội, ví như là được vào chung kết, và phải hiểu là từ khi đội U23 tham gia trận đấu đầu tiên thì coi như đã bắt đầu thực hiện công việc của mình nên người hứa thưởng muốn rút lại lời tuyên bố hứa thưởng sẽ không được phép.
Nếu người hứa thưởng không thực hiện cam kết trả thưởng hay vi phạm cam kết trả thưởng thì sao?
Hứa thưởng và trả thưởng là quan hệ dân sự, và có thể vì nhiều lý do khác nhau mà người hứa thưởng không thực hiện hay vi phạm các trách nhiệm của mình. Với trường hợp vi phạm mà anh đặt ra, theo đó đội U23 Việt Nam hoàn toàn có quyền khởi kiện, đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, yêu cầu cải chính hoặc tính lãi xuất cho số tiền hứa thưởng chậm thanh toán.
Thực tế, trong các vụ việc khác mà tôi đã từng có kinh nghiệm, vì để đánh bóng tên tuổi, thương hiệu hay hình ảnh mà có nhiều người đã “hứa” rồi sau lại không chịu “thưởng” nên có phát sinh các tranh chấp. Hy vọng, với những tên tuổi lớn đã thực hiện cam kết hứa thưởng cho thành tích của U23 Việt Nam lần này nên họ sẽ giữ và thực hiện đúng lời cam kết hứa thưởng.
Nếu được nhận thưởng các cầu thủ có phải trả thuế cho món tiền này hay không?
Theo quy định của Luật thuế Thu nhập Cá nhân, Nghị định Nghị Định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ hay Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính thì “các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán” mà không thuộc các khoản loại trừ thì đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Xem lại giây phút hào hùng của U23 Việt Nam:
Theo đó, nếu như các khoản tiền thưởng nào danh cho U23 “có nguồn gốc” không phải là tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các hội, tổ chức thuộc các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với quy định quy định của pháp luật hay khoản tiền thưởng nào mà không kèm theo danh hiệu thi đua, danh hiệu Nhà nước khen tặng kèm theo các hình thức khen thưởng thì đều phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Comments
Post a Comment