Đại án Trustbank: Luật sư yêu cầu giám định băng ghi âm

Những ngày qua, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử vụ án thất thoát 6 ngàn tỉ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (Trustbank), luật sư bào chữa tại phiên tòa yêu cầu giám định băng ghi âm.

Xem thêm: Luật sư của bị cáo Hứa Thị Phấn cung cấp chứng cứ mới tại tòa

Luật sư Trương Thị Minh Thơ (bào chữa cho Hứa Thị Phấn) cho rằng nhóm Phương Trang cho là bị bà Phấn lợi dụng nhưng kết luận điều tra và cáo trạng chỉ khẳng định mối quan hệ giữa Phương Trang với ngân hàng Đại Tín, không có nội dung liên quan bà Phấn. Trên thực tế, Phương Trang có mối quan hệ vay mượn với bà Phấn, trong đó ông Phạm Đăng Quan (Nguyên TGĐ Công ty Phương Trang) vay bà Phấn 400.000 USD, đến dự sinh nhật tặng hoa, quà cho bà Phấn…

Luật sư Thơ cũng đề nghị Viện Kiểm sát phải cho giám định lại đoạn băng ghi âm - được cho là chứng cứ mới bà cung cấp tại tòa hôm 16/5. Nội dung đoạn băng ghi âm dài 2 tiếng về cuộc nói chuyện giữa bà Phấn, ông Quan, ông Luận và ông Trịnh Thanh Cao đã được bà ghi chép ra 48 trang nhưng Viện Kiểm sát không xem xét thấu đáo.

Các bị cáo tại phiên tòa. Ảnh: Q.B

Trong đoạn băng ghi âm, ông Luận nói nhiều nhất, lúc đề cập đến số tiền 9.000 tỉ đồng, lúc 10.000 tỉ đồng. Về chiếc xe Maybach, Viện Kiểm sát cho rằng bà Phấn chiếm giữ chiếc xe này là trái pháp luật, phải trả lại nhưng trong ghi âm có nhắc đến việc đưa xe và giấy tờ cho bà Phấn chuyển về Long An để dùng.

Luật sư Thơ cũng cho rằng, việc giám định đoạn băng ghi âm còn để làm rõ nhiều nội dung liên quan. Người đàn ông tên Cao trong đoạn băng ghi âm được bà Phấn cho biết là công an, nên cần điều tra mối quan hệ giữa ông Cao, ông Luận trong việc cản trở quá trình điều tra của NHNN và vụ án.

Từ đó, luật sư Thơ đề nghị công nhận chiếc USB có đoạn ghi âm trao đổi giữa bà Hứa Thị Phấn – ông Nguyễn Hữu Luận – ông Phạm Đăng Quan – ông Trịnh Thanh Cao là chứng cứ, đưa vào để giám định, đánh giá để làm sáng tỏ vụ án.

Theo cáo trạng, từ tháng 5/2010 đến tháng 2/2012, Trustbank chi nhánh Sài Gòn và chi nhánh Lam Giang đã giải ngân cho Phương Trang cùng 18 công ty và 22 cá nhân có quan hệ hợp tác với tổng số tiền trên sổ sách là 16.486 tỉ đồng.

Năm 2010, do cần nguồn vốn lớn để mở rộng kinh doanh, lãnh đạo Công ty Phương Trang đã đến Ngân hàng Đại Tín đề nghị vay tiền.

Thấy Phương Trang có nhiều bất động sản dùng làm tài sản bảo đảm, bà Phấn chỉ đạo cấp dưới buộc công ty này ký trước hồ sơ vay, chứng từ giải ngân và chứng từ nhận tiền mặt.

Số tiền Công ty Phương Trang vay của Ngân hàng Đại Tín thể hiện trên hồ sơ ký trước - giải ngân sau là 9.402 tỉ đồng. Tuy nhiên, phía Công ty Phương Trang lại cho biết, thực tế chỉ nhận hơn 3 ngàn tỉ đồng.

Theo: nguoitieudung

Comments

Popular posts from this blog

Nhận định thị trường giá cao su hôm nay 29/5/2018

Giá đồng tại Thượng Hải ngày 2/8/2018 giảm hơn 1%

Phiên xét xử kéo dài trong ng��y 28/5 của vụ án Ngân hàng Đại Tín - Trustbank