Quảng cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2018, ông Tomaso Andreatta - đồng Chủ tịch VBF đánh giá năm 2018 là một năm tốt đẹp cho nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng nhanh nhờ đẩy mạnh xuất khẩu và duy trì được nguồn đầu tư ổn định từ bên ngoài. Chính phủ xứng đáng được tín nhiệm vì sự ổn định về kinh tế và kiềm chế nợ công.
>>> đọc thêm Tin tức thị trường Bất Động Sản mới nhất hiện nay.
"Đặc biệt, với tư cách là một đại diện ngân hàng, tôi rất hoan nghênh sự tiến bộ đáng kể của Việt Nam trong bảng xếp hạng điểm tín dụng của Fitch", ông Tomaso Andreatta nói.
Tuy nhiên, ông Tomaso Andreatta cho rằng còn nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến xu hướng này. "Xét về yếu tố bên trong, có thể xảy ra việc vỡ bong bóng bất động sản và gây hậu quả lên hệ thống ngân hàng, và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Còn bên ngoài, sự bảo hộ ngày càng tăng của nhiều quốc gia và khu vực kinh tế cũng rất quan trọng đối với thương mại của Việt Nam".
Nói về giải pháp, ông Tomaso Andreatta cho rằng, một mặt cần hướng dẫn các công ty lớn trong nước từ bỏ bất động sản, mặt khác cần quản lý chuyên dụng mới và đặt nền tảng cho các công ty thuộc các ngành công nghiệp và công nghệ hiện đại.
Trước đó, xuất hiện nhiều ý kiện trái chiểu về hiện tượng bong bóng bất động sản hiện nay. Tại hội thảo "Sốt bất động sản – cơ hội và rủi ro", TS. Nguyễn Trí Hiếu cho biết trong số tổng dư nợ 6,8 triệu tỷ đồng thì tỷ trọng cho vay kinh doanh bất động sản (BĐS) ước chiếm 7,5%. Theo tính toán của vị chuyên gia này, tín dụng cho vay BĐS nói chung phải lên đến 20% và đây là con số rất lớn; nếu tính cả cho vay chứng khoán thì con số không dưới 1/3 tổng dư nợ.
Nhận định về khả năng khủng hoảng, ông Hiếu cho rằng đà tăng tín dụng hiện nay đang giúp hình thành bong bóng bất động sản. Năm tới nếu không giải quyết và kiểm soát được dòng tín dụng đổ vào BĐS, bong bóng BĐS có thể nổ ra vào năm 2019.
Trái với ý kiến của ông Hiếu, bà Dương Thùy Dung – Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam cho rằng thị trường hiện khá lành mạnh, năm nay sẽ là năm tốt. CBRE cho rằng đây chưa phải là thời điểm quá lo lắng. Tâm lý người mua giờ đã khác hẳn 10 năm trước khi người mua có nhiều thông tin để tham khảo. Bà Dung cho biết các giao dịch BĐS nổi bật nửa đầu năm 2018 ước tính 929 triệu USD, so sánh với con số khoảng 1,5 tỷ USD trong cả năm 2017.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cũng đã có công văn nhận định về việc sẽ không có khả năng xảy ra "bong bóng" bất động sản (BĐS) trong năm 2018.
Cụ thể, công văn cho biết, Hiệp hội đã nhiều lần đánh giá rằng khó có thể xảy ra hiện tượng "bong bóng" BĐS trong năm 2018. Nguyên nhân là do có sự điều chỉnh ngày càng kịp thời và hiệu quả của Nhà nước, các doanh nghiệp cũng tự định hình lại sản phẩm phù hợp nhu cầu của thị trường và nhà đầu tư thứ cấp ngày càng tỉnh táo, am hiểu thị trường hơn.
Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) Nguyễn Trọng Ninh hồi tháng 5 cho rằng khó xác định có hiện bong bóng bất động sản hay không: "Nói có bong bóng bất động sản hay không, tôi cho rằng rất khó kết luận ở thời điểm này ở vì phải tiến hành rà soát, xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau từ số lượng giao dịch, biến động giá cả từng phân khúc, mức đầu tư".
Comments
Post a Comment