Giá phân bón tăng cao, nông dân 'ăn ngủ không yên'

Giá phân bón tăng chóng mặt

Giá nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp liên tục tăng từ đầu năm đến nay. Bên cạnh thức ăn chăn nuôi, phân bón cũng là mặt hàng đang trên đà tăng giá.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/phan-bon-69.htm

Theo thống kê của Hiệp hội Phân bón Việt Nam (FAV), giá nguyên liệu sản xuất phân bón và giá phân bón thế giới để sản xuất các loại phân bón tổng hợp trong tháng 6 tăng mạnh so với tháng 12/2020. Cụ thể, phân đạm ure tăng 62%, DAP tăng trên 54%, Kali tăng 45%,...

Chia sẻ với người viết, ông Phan Văn Có, Giám đốc Marketing Công ty TNHH VRICE, cho biết: "Phân bón chiếm khoảng 25% trong tổng chi phí sản xuất lúa. Hiện tại giá phân bón đã tăng 4.000-5.000 đồng/kg so với trước đây khiến chi phí sản xuất tăng cao, trung bình ở mức 3,2 -3,5 triệu đồng/công (1.000 m2). Mức phí hiện tại đã tăng hơn 15% so với đầu năm 2021.

Trong khi đó, giá lúa tươi hiện nay đang ở mức thấp, khoảng 5.200-5.500 đồng/kg, năng suất 700-800 kg/công nên tính ra đâu có lợi nhuận bao nhiêu".

Đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều nông dân đang ăn ngủ không yên khi giá phân bón hiện nay cao hơn mọi năm rất nhiều và vẫn chưa có dấu hiệu ngừng tăng giá.

Ông Lê Văn Cua, nông dân huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, cho biết: "Giá phân bón tăng mạnh gần gấp đôi so với vụ đông xuân. Trước đây giá phân đạm Cà Mau chỉ có 330.000 đồng/bao mua nợ còn hiện nay mua nợ có giá đến 650.000 đồng/bao".

Trong khi đó, hiện nay các đại lý buộc phải có tiền mặt đặt cọc trước mới có phân cho người dân sử dụng cho nên lượng phân không đủ, nông dân bị hạn chế trong việc mua phân.

Giá phân bón tăng cao, nông dân 'ăn ngủ không yên' - Ảnh 1.

Từ đầu năm 2021, giá phân bón thế giới tăng kéo giá trong nước tăng theo. (Ảnh: Báo Khánh Hòa)

"Giá lúa chỉ dao động 5.300 đồng/kg, giảm 300 đồng/kg so với cuối tháng trước. Cứ tiếp tục tăng giá phân như hiện nay chắc người dân sẽ không có lời trong cuối vụ hè này. Hiện giờ ai cũng hoang mang không biết phải làm sao, người nào cũng than thở", ông Cua nói.

Phân tích cụ thể hơn, ông Phan Văn Có cho hay là doanh nghiệp trồng lúa với diện tích lớn nên với đà tăng của giá phân bón khiến doanh nghiệp gặp nhiều rủi ro.

Giá thành vật tư nông nghiệp tăng không kiểm soát được. Đáng chú ý, xu hướng tăng này sẽ tăng tiếp trong thời gian tới, trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp luôn muốn tăng doanh số, doanh thu và lợi nhuận trong kinh doanh nên họ liên kết tạo thành một chuỗi.

"Ví dụ với cùng sản phẩm đó, lúc bình thường giá 500.000 đồng nhưng khi tới mùa là lên 650.000 đồng. Hoặc khi họ báo hết hàng nhưng chịu mua giá cao thì lại có hàng… 

Ngoài ra, khi sản xuất lúa 3 vụ làm cho đất đai trở nên cạn kiệt dinh dưỡng, nếu không dùng phân bón, thuốc BVTV thì không sản xuất được. Do đó, buộc người nông dân không còn đường lựa chọn khác mà phải chấp nhận giá cao", ông Có chia sẻ.

Còn đối với doanh nghiệp, ông Phan Văn Có cho biết khi giá phân bón tăng, đồng nghĩa giá thành sản phẩm đầu vào rất cao, khiến doanh nghiệp không cạnh tranh được với các nước. Từ đó, gạo Việt không bán được trên thị trường quốc tế sẽ khiến doanh nghiệp gánh chịu các khoản thua lỗ trong thời gian sắp tới.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-phan-bon-tang-cao-nong-dan-an-ngu-khong-yen-20210705112813229.htm

Comments

Popular posts from this blog

Nhận định thị trường giá cao su hôm nay 29/5/2018

Phiên xét xử kéo dài trong ng��y 28/5 của vụ án Ngân hàng Đại Tín - Trustbank

Giá đồng tại Thượng Hải ngày 2/8/2018 giảm hơn 1%